Review Top List

Top 10 Thực phẩm phổ biến dễ gây sâu răng cho bạn nhất

Sữa

Ai cũng biết sữa là loại đồ uống bổ dưỡng cung cấp canxi, vitamin nhóm D  riboflavin, carotene và retinol cùng nhiều nhóm chất bổ khác cho cơ thể. Tuy nhiên, uống nhiều sữa rất dễ gây hại đến hàm răng của chúng ta nếu không chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Do loại đường trong sữa là đường lactose, loại đường sẽ được chuyển hóa thành axit nhờ các loại vi khuẩn ở khoang miệng  khi chúng ta uống. Do đó cần chú ý súc miệng sau khi uống sữa, tránh để sữa bám vào men răng và từ đó ăn mòn men răng, lâu dần sẽ mắc chứng sâu răng.

Trà, cà phê

  Trà và cà phê là thức uống ưa thích của nhiều người, đặc biệt là với người Việt Nam vì có vị thơm ngon đặc biệt nó còn giúp giữ cho cơ thể tỉnh táo để tập trung vào học tập, làm việc. Tuy nhiên những món đồ uống này lại chính là kẻ thù của hàm răng trắng sáng khỏe mạnh. Bởi vì chúng rất dễ bám thậm chí bám rất lâu trên bề mặt răng làm cho hàm răng của chúng ta bị ố vàng, xỉn màu. Nếu để lâu dài, muốn loại bỏ các vết ố trên men răng, bạn cần phải dùng chất làm trắng, baking soda…

Trái cây sấy khô

  Trái cây khô đã trở thành những món ăn vặt yêu thích ở nhiều người vì sự đa dạng và tiện lợi của nó như quả nho, mận, chuối… Tuy nhiên, chúng ta không biết rằng trái cây khô có thể gây hại cho răng do chứa hàm lượng đường rất cao và dễ bám vào răng. Khi bám vào răng, nó có thể bẫy rất nhiều vi khuẩn và ẩn cư ở đó trong khoảng một thời gian dài. Vì vậy dễ gây sâu răng và các bệnh liên quan đến răng…

Nước đá

Nhiều người rất thích uống nước đá, bất kể là mùa hạ hay mùa đông. Tưởng chừng như chúng không gây hại gì đến răng. Ít ai biết uống nước đá thường xuyên có thể làm hỏng men răng, gây nứt, sâu răng. Thậm chí, nếu bạn thích cảm giác nhai những viên đá lạnh hay nhiều khi đang ăn đồ nóng mà đột ngột uống nước đá còn phải đối mặt với nguy cơ mẻ răng, lung lay hoặc gãy răng nữa.

Nước sốt

Đây đều là những loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp nhà bạn. Tuy nhiên xì dầu, sốt cà chua, sốt cà-ri và một số loại sốt có màu sắc đậm đà khác đều có khả năng đổi màu răng rất “tốt.” Do vậy hãy chú ý vệ sinh răng miệng sau khi ăn chúng nhé.

Rượu vang

Vang đỏ, một loại đồ uống có tính axit, có chứa nhiều chromogens và tannin – hai hung thần gây ra sự ố răng.  Và rượu vang trắng cũng tương tự. Rượu làm ức chế việc tiết nước bọt có tác dụng loại bỏ những thức ăn bám lại trên răng. Do đó, rượu được coi là thực phẩm có hại cho răng, có thể dẫn đến bệnh nướu răng và thậm chí là ung thư miệng.  

Thực phẩm có chất dính

Các loại thực phẩm mang tính dẻo như các loại bánh nếp, trái cây sấy, kẹo gôm… sẽ làm tăng nguy cơ dính dắt kẽ răng, khó vệ sinh răng, dẫn đến tồn dư thức ăn là cơ hội để vi khuẩn đục phá răng của bạn.

Bánh quy

Đây là thực phẩm quen thuộc để chống đói. Chúng ta rất thường sử dụng bởi sự tiện lợi của nó. Bánh quy có thể dùng ăn sáng, ăn các bữa xế, ăn vặt hay ăn khuya. Tuy nhiên trong bánh quy có chứa nhiều Carbohydrate tinh chế sẽ được chuyển hóa thành đường trong miệng rất nhanh chóng, rất thuận lợi để vi khuẩn làm tổ. Bánh quy khi được nhai nhanh chóng mềm ra, tạo thành thứ chất dẻo quánh dính chặt vào giữa các răng, rất khó lấy ra. Do vậy, chỉ nên ăn chừng mực và nhớ kết hợp chải răng, dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng.

Các loại nước có gas, nước tăng lực

Nước uống có gas hay các loại nước tăng lực chứa nhiều đường và còn chứa phosphoric và axit citric làm xói mòn men răng, tạo mảng bám khiến răng bị xỉn màu. Bởi vậy, rất có hại cho răng nếu sử dụng chúng thường xuyên. Trong các loại thức uống này có chứa nhiều axit phosphoric và axit citric làm mòn men răng, tạo mảng bám và khiến răng bị xỉn màu.

Dưa chua

Đây là một thực phẩm rất được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi, nó còn được chế biến theo nhiều cách khác nhau cho hợp khẩu vị. Tuy nhiên dưa muối chứa quá ít calo. Nó có thể gây các vấn đề cho màu trắng ngọc trai trên những chiếc răng. Thực phẩm chua có hàm lượng axit rất cao vì có giấm. Điều đó có thể dẫn đến việc khử khoáng răng. Thêm vào đó, các loại thực phẩm dưa muối thường chứa đường, một nhân tố góp phần tạo các lỗ hổng trên răng.

Related Articles

Trả lời

Back to top button