Top 12 Vật dụng hay gặp trong nhà vô cùng nguy hiểm với trẻ nhỏ
Giường cũi
Nơi tưởng như an toàn nhất với trẻ nhưng lại chứa đựng nhiều hiểm họa không hề nhẹ đó chính là giường cũi.
Một số tai nạn có thể kể đến và cách khắc phục như:
- Thứ nhất, trẻ có thể bị ngã từ trên giường xuống khi đã biết lẫy hay bò, cách khắc phục ở đây chính là những thanh chắn giường cha mẹ có thể tham khảo rất nhiều trên mạng internet.
- Thứ hai, trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh bị đột tử do quây cũi, gối chặn hay gối, chăn khi chúng vô tình úp mặt vào những vật dụng này. Cách khắc phục ở đây chính là không cần dùng, trẻ sơ sinh cho đến 2 tuổi không nên dùng gối, không nên cho trẻ đắp chung chăn với cha mẹ hoặc đắp chăn bông (có thể dùng chăn lỗ), không dùng quây cũi hay bất cứ vật dụng gì trong cũi kể cả gấu bông.
Cầu thang
Sẽ chẳng cần phải giải thích thêm về mức độ nguy hiểm do “sát thủ” này đem lại cho bé nữa. Có một sự thật là các bé rất thích việc leo trèo cầu thang, thậm chí khi còn bé chưa thể đi lại thì việc cha mẹ bế bé trên tay và đi lên xuống cầu thang cũng đủ khiến bé thích mê và dễ đi vào giấc ngủ. Trò chơi leo cầu thang và đếm bước hay thò đầu qua những thanh chắn cầu thang luôn là niềm đam mê bất tận với trẻ nhỏ.
Vậy cha mẹ cần phải làm gì?
Toplist không khuyên cha mẹ phải từ bỏ kế hoạch lên thêm một tầng hay cắt phéng cầu thang đi mà cách hay hơn, cha mẹ có thể tham khảo các thanh chắn cầu thang, những thanh chắn này được thiết kế bằng chất liệu khá chắc chắn, chiều cao đảm bảo và các khe hở mà bé không thể len qua. Đây thực sự là giải pháp cứu nguy cho cha mẹ.
Vật dụng tỏa nhiệt mạnh
Những vật dụng tỏa nhiệt mạnh có thể kể đến như lò sưởi, bếp sưởi, bếp ga, bóng đén sợi đốt, bàn là,… những vật dụng này khi đang sử dụng hoặc mới sử dụng xong lượng nhiệt vẫn cao nếu trẻ vô tình chạm phải sẽ có thể dẫn tới bỏng.
Hiện nay có nhiều vật dụng tuy cung cấp nhiệt nhưng lại thiết kế an toàn cho bé như máy sưởi sử dụng halogen có thể tự ngắt khi đổ hoặc chạm tay vào, cha mẹ có thể thay đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang,… Ngoài ra, sau khi sử dụng bàn là hãy đợi cho bàn là nguội rồi cất đi ngay, khi cha mẹ đi xe máy về hãy lưu ý để trẻ không bị bỏng bô bằng cách để xe xa khu vực chơi của bé.
Những vật dụng có bàn lề
Những bản lề giúp cánh cửa tủ hay cửa ra vào, cửa sổ được hoạt động trơn tru hơn tuy nhiên lại chính là sát thủ đối với trẻ nhỏ, tại sao lại vậy?
Không ít trường hợp trẻ bị kẹp ngón tay, ngón chân thậm chí chảy máu hoặc bong mất móng chỉ vì trò nghịch dại với những cánh cửa này. Trẻ nhỏ rất thích trò chơi ú òa và trò chơi gõ cửa/mở cửa bởi trẻ hay bắt chước người lớn, đặc biệt khi chúng biết cách xoay những nắm tay cửa mở cửa thì những cánh cửa này sẽ trở lên hấp dẫn hơn bao giờ hết, thậm chí trẻ có thể chơi một trò cả ngày không biết chán.
Cha mẹ có rất nhiều việc phải làm và thật đáng bận tâm nếu luôn phải trông chừng các bé, vậy cha mẹ phải làm gì?
- Thứ nhất, nếu những cánh cửa này có khóa, cha mẹ hãy luôn giữ chúng trong trạng thái đóng và khóa lại, ví dụ như cánh cửa tủ, chỉ khi nào cần cha mẹ mới mở và hãy nhớ đóng lại ngay.
- Thứ hai, với cánh cửa sổ, nhiều cánh cửa được thiết kế mở bằng cách có các móc sắt giúp cửa không bị va đập khi có gió, cha mẹ hãy tham khảo nhé.
- Thứ ba, với cánh cửa ra vào, nếu có thể đóng là tốt nhất, nếu không, hãy cột cánh cửa với tường bằng dây hoặc hiện đại hơn, nhiều nhà thiết kế cánh cửa được gắn với tường nhờ nam châm cũng là một gợi ý hay.
Vật dụng có góc cạnh
Những vật dụng có góc cạnh hay gặp nhất chính là góc bàn, góc tủ hay giường, kệ. Sở dĩ chúng nguy hiểm vì trong quá trình bé hoạt động chạy nhảy có thể vô tình bị ngã trúng những vị trí này, sẽ thật nguy hiểm nếu trẻ ngã và mắt bị va vào góc của những chiếc bàn được thiết kế từ thủy tinh chịu lực. Cha mẹ không thể luôn luôn giám sát các bé và chỉ cần sơ sảy một giây thôi là đủ để trẻ bị tai nạn do đó cách hay hơn cả việc kè kè trông bé 24/24, cha mẹ có thể tham khảo một số cách sau:
- Thứ nhất, cha mẹ có thể sử dụng các miếng bịt góc bàn. Bịt góc bàn có thể làm từ chất liệu nhựa, silicone, cao su, pvc,…mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng, điều cha mẹ cần lưu ý là thường xuyên kiểm tra xem miếng bịt góc bàn có còn bám chắc góc bàn hay không tránh tình trạng bé yêu có thể nghịch làm rơi ra sẽ không còn tác dụng bảo vệ bé nữa.
- Thứ hai, cha mẹ có thể bào nhẵn những góc cạnh hoặc mua tủ, kệ có thiết kế góc tròn, hình tròn sẽ tốt hơn cho bé yêu.
Vật dụng kích thước nhỏ (ốc, đinh vít, cúc,…)
Những vật dụng có kích thước nhỏ có thể rải rác khắp nhà, khi thì là những chiếc cúc xinh xắn mẹ thêu thùa, lúc lại là những con ốc nhỏ xinh cha hì hụi sửa sang đồ đạc,… Nhỏ xinh là vậy nhưng chúng vô cùng nguy hiểm với trẻ nhỏ vì trẻ có thể nhét vào mồm và nghịch, có thể bị hóc khi nuốt phải những chiếc cúc, con ốc,… này mà nếu không phát hiện kịp thời và sơ cứu có thể gây tắc đường thở dẫn đến tử vong ở trẻ.
Toplist muốn chỉ ra cho cha mẹ rằng đôi khi những vật dụng cha mẹ tưởng như rất lành và bình thường lại vô cùng nguy hiểm với bé để cha mẹ ý thức hơn việc “thu dọn chiến trường” sau mỗi lần tác nghiệp và để chúng ở vị trí mà những cô bé cậu bé hiếu động không thể hí hoáy nghịch ngợm được.
Hóa chất
Những hóa chất cha mẹ để trong nhà tắm như sữa tắm, dầu gội hay nguy hiểm hơn những hóa mĩ phẩm có chứa chất tẩy rửa như nước tẩy rửa bồn cầu, nước lau sàn, bột giặt, thuốc tẩy giaven,… trẻ có thể để dính vào mắt gây kích ứng thậm chí bỏng dẫn đến mù lòa, hay khi trẻ đưa vào miệng nuốt có thể dẫn đến ngộ độc, nguy hiểm hơn dẫn đến tử vong nếu không phát hiện sớm. Những vật dụng này lại được đặt rất hớ hênh trên những kệ để thấp lè tè trên mặt sàn, khi cha mẹ để trẻ tự đi vệ sinh trẻ có thể nán lại nghịch ngợm những vật dụng này hay nghịch khi không có sự giám sát của cha mẹ.
Cha mẹ phải làm gì để khắc phục tình trạng này?
Cách tối ưu nhất cha mẹ có thể thiết kế các kệ để những lọ hóa mĩ phẩm này ở trên cao hoặc các tủ đựng đồ, như vậy trẻ không thể với tới để nghịch ngợm nữa.
Những vật dụng kê sát tường dễ đổ
Những vật dụng có thể kể tới như ti vi, tủ quần áo có nhiều ngăn, thanh treo quần áo, giá để sách,… những vật dụng này được kê sát tường, có thể ở vị trí cao nhưng lại dễ đổ.
Tai nạn có thể gặp với trẻ khi đối diện những vật dụng này thường là trẻ bị ti vi, kệ đè lên người khi leo trèo hay cố với một đồ đạc nào đó. Có trường hợp ghi nhận trẻ bị trấn thương sọ não khi bị ti vi đè trúng đầu.
Cha mẹ có thể phòng tránh những tai nạn này bằng cách cố định các vật dụng này vào tường và kê đồ đạc trên những kệ thật chắc chắn và rộng rãi để có thể đẩy thiết bị sâu bên trong.
Vật dụng sắc nhọn
Vật dụng sắc nhọn nguy hiểm như thế nào ư? Không cần hỏi nữa bởi câu trả lời đã quá rõ ràng cho nên khi thấy trẻ khẽ động vào dao, kéo là cha mẹ đã khiếp vía và thu lại ngay bởi chỉ cần chúng cầm những đồ vật này và chạy, vô tình vấp ngã là hậu quả sẽ khôn lường.
Vẫn là câu chuyện trẻ rất thích bất chước cha mẹ chúng, chúng thích trò chơi thái và cắt như cách cha mẹ chúng làm với dao và kéo cho nên chỉ cần dao và kéo trong phạm vi, tầm mắt là sẽ vồ lấy và nghịch.
Lời khuyên cho cha mẹ:
Dù có lười đi lại tới đâu hay bừa bộn thế nào, hãy quy định một vị trí để các món đồ sắc nhọn này sao cho nằm xa tầm tay của trẻ và phải tuân thủ việc giữ chúng luôn ở đúng vị trí, đó là cách tốt nhất để bảo vệ bé yêu.
Vật dụng chứa nước nóng
Hẳn cha mẹ không quên câu chuyện bé bị bỏng độ 2 khi cố với nồi canh đang nóng trên bếp hay trẻ nghịch vòi nước và vô tình gạt sang mức nước nóng làm nước nóng phun vào người cũng có thể gây bỏng. Có thể kể ra một loạt những cái tên mà nhắc mẹ về những nỗi ám ảnh này như: phích nước nóng, ấm/bình siêu tốc đang đun, nồi canh nóng, bình nóng lạnh,… Có rất nhiều những tai nạn ở trẻ nguyên nhân do bỏng đem lại mà cha mẹ chỉ cần lơ là chút là sự việc đã diễn biến rất xa rồi.
Cách phòng tránh bỏng ở trẻ ngoài trông chừng bé, cha mẹ cần lưu ý về vị trí để những vật dụng này, ví dụ với phích nước có thể đặt trong những giá để phích, ấm hay bình siêu tốc có thể đặt trên cao và sâu bên trong kệ tủ bếp,…
Ổ cắm điện
“Nhanh như điện” hẳn không cần bàn cãi nữa, tai nạn điện giật luôn là nỗi “ám ảnh kinh hoàng” đối với mỗi người mà chỉ cần sơ sảy chút thì có thể dẫn tới mất mạng, đặc biệt với trẻ em- đối tượng vô cùng hiếu động và không biết được những nguy hiểm luôn rình rập xung quanh chúng trong khi đó trò chơi ưa thích của trẻ nhỏ chính là dùng những chiếc thìa hay vật sắc nhọn, sẽ rất nguy hiểm nếu chúng được cắm vào ổ cắm điện.
Vậy cha mẹ có thể làm gì?
- Thứ nhất, cha mẹ có thể mua những miếng bịt ổ cắm bằng nhựa và chỉ tháo ra khi cần sử dụng và lưu ý bịt lại ngay khi đã sử dụng xong.
- Thứ hai, cha mẹ có thể dạy trẻ bằng cách sau (cách này tác giả được thầy giáo truyền lại): Cho trẻ tiếp cận ổ cắm, cho phép trẻ được sờ vào tuy nhiên khi trẻ gần chạm tới có thể lấy cây kim chọc nhẹ vào tay trẻ, trẻ đau và từ đó sẽ không dám lại gần ổ cắm điện nữa.
Đồ điện tử (smartphone/laptop/tivi/,,,)
Sở dĩ những đồ vật này cũng được đưa vào danh sách những vật dụng trong nhà có thể gây nguy hại cho bé bởi một số nguyên nhân:
- Thứ nhất, khi cho bé theo dõi tivi hay những clip từ điện thoại, máy tính từ sớm sẽ làm ảnh hưởng tới thị lực của trẻ, ảnh hưởng tới trí tưởng tượng của trẻ cũng như khả năng giao tiếp xã hội của trẻ từ sớm. Ngoài ra như đã được kể trên, tivi khi rơi vào đầu, người trẻ có thể gây chấn thương.
- Thứ hai, smartphone hay laptop sử dụng wifi thì sóng wifi này rất có hại cho sự phát triển trí não cũng như sức khỏe của trẻ.
Vì vậy, với trẻ nhỏ cha mẹ chỉ nên cho xem tivi khi trẻ đã 2 tuổi; ngoài ra hạn chế tối đa việc sử dụng wifi khi chơi với trẻ, đặc biệt là lúc trẻ ngủ.