Bí Quyết Quả Cây Hoa Lá

Ăn Sữa Chua Tốt Nhất Là Khi Nào Trong Ngày

Bạn có biết sữa chua? Bạn có thích sữa chua không? Đảm bảo thì hơn đến 99% người hỏi sẽ trả lời là có và đã ăn sữa chua. Sữa chua là một món thức ăn cực kì thích hợp cho tất cả mọi người, từ trẻ nhỏ đến người lớn đều có thể ăn được và sử dụng được hũ sữa chua. Sữa chua có tác dụng tốt cho sức khỏe, tăng được men, vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa của con người.

Nhưng cùng với https://caylahoa.com/ tìm hiểu xem vì thật ra không phải cứ sữa chua tốt, đồ tốt là ăn sao cũng được. Chúng ta cần ăn sữa chua như thế nào là tốt nhất cho cơ thể? Ăn sữa chua phải đúng cách và điều này không hẳn nhiều người biết nếu nói hơn là hầu như hỏi sẽ không ai biết về vấn đề này.

Thời Điểm Trong Ngày Ăn Bơ Tốt Nhất Là Khi Nào

Tác Dụng Của Việc Uống Sinh Tố Bơ Là Gì

Uống Sinh Tố Táo Có Mập Không

Cụ thể là ăn sữa chua vào thời điểm nào, thời gian nào trong ngày là tốt nhất cho cơ thể? Bạn đã biết. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn và tổng hợp một số các thông tin để chia sẻ với bạn nhiều hơn, cùng bạn trao đổi nhiều hơn các thông tin. Xem Bí Quyết Quả Cây Hoa Lá để biết nhiều các bí quyết hơn.

Ăn sữa chua lúc nào là tốt nhất trong ngày?

Sữa chua là thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên việc ăn sữa chua không đúng cách sẽ không mang đến hiệu quả tốt mà còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Sau đây là 2 thời điểm vàng trong ngày nên ăn sữa chua để mang đến nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể là:

Ăn sữa chua buổi chiều:

+ Đối với những người làm việc văn phòng, thường xuyên ngồi với máy tính và chịu bức xạ từ máy tính, thì việc ăn sữa chua rất tốt cho việc chống lại bức xạ gây tổn hại đến cơ thể. Trong sữa chua dồi dào lượng vitamin B, mà vitamin có tác dụng cải thiện khả năng chống lại các bức xạ này.Ngoài ra, ăn sữa chua buổi chiều còn giúp giảm thiệt hại bực xạ, ức chế tế bào lympho. Và hơn hết, chất Tyrosine trong sữa chua giúp giảm bớt áp lực tâm lý, căng thẳng và lo lắng gây ra bởi sự mệt mỏi của con người.

+ Sau khi ăn trưa hoặc ăn kèm sữa chua trong bữa trưa còn giúp nhân viên văn phòng thư giãn và nạp năng lượng vào buổi chiều, giúp cải thiện hiệu quả công việc.Sữa chua tốt nhưng bạn không nên ăn quá nhiều vì nó có thể là nguyên nhân gây khó chịu cho đường tiêu hóa.

Ăn sữa chua buổi tối:

+ Buổi tối đến nữa đêm là thời điểm hàm lượng canxi của cơ thể thấp nhất nên việc ăn sữa chua vào thời điểm này sẽ giúp cơ thể cung cấp đầy đủ canxi từ sữa chua.

+ Sau khi ăn tối khoảng 30 phút đến 2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất. Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì để tối đa hóa hiệu quả của canxi trong sữa chua, tốt nhất là uống canxi vào bữa tối trước khi đi ngủ.

+ Ngoài ra, uống sữa chua vào thời điểm trước khi đi ngủ (vốn đã cách xa bữa tối) để hoàn tất quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng, giảm tối đa kích ứng.

Cách làm sữa chua đơn giản tại nhà

Sữa chua là món ăn được khá nhiều người ưa thích vì không chỉ thơm ngon mà còn mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc mua các loại sữa chua trên thị trường lại không đảm bảo an toàn, đặc biệt nguồn dinh dưỡng không cao, bởi nó được pha trộn nhiều thành phần khác nhau. Chính vì vậy, việc làm sữa chua tại nhà là điều tuyệt vời nhất giúp cơ thể bạn luôn được khỏe mạnh, đồng thời có được món ăn tuyệt vời nhất trong những ngày hè sắp đến. Dưới đây là cách làm sữa chua tại nhà vô cùng đơn giản, bạn có thể tham khảo:

Nguyên liệu cần chuẩn bị làm sữa chua:

+ 1 lít sữa tươi ( Có đường hoặc không đường tùy sở thích ).

+ ½ lít sữa đặc có đường

+ 1 hũ sữa chua cái

+ 1 nồi nước ấm

+ Hũ đựng sữa chua

>>>> Chuẩn Top 10 Loại Trái Cây Xay Sinh Tố Chuẩn Cho Làn Da

Cách làm sữa chua:

Bước 1: Cho sữa tươi và sữa đặc vào cùng 1 xoong ( có thể điều chỉnh lượng sữa đặc tùy khẩu vị ). Khuấy đều tay. Đun sôi.

Bước 2: Cho hỗn hợp sữa đặc ra tô. Để nguội bớt. Cho hũ sữa chua cái vào tô. Khuấy đều tay làm sao để sữa chua cái hòa đều vào hỗn hợp sữa đặc. ( Càng khuấy đều tay thì sữa chua sẽ càng mịn và ngon)

Bước 3: Bước quan trọng nhất. Chia hỗn hợp sữa chua ra các hũ đựng sữa chua. Sau đó, đặt các hũ sữa chua vào nồi nước ấm. ( Bạn cũng có thể dùng nồi cơm điện để thay thế nhé). Mực nước ấm ngang nửa thành hũ. Đậy nắp nồi lại. Ủ như vậy sau 5-8 tiếng.

Bước 4: Cho các hũ sữa chua vào tủ lạnh. Sau 2 tiếng trở ra là bạn đã có những hũ sữa chua thật mịn, thật ngon, thật bổ dưỡng rồi.

Ăn sữa chua có tác dụng gì?

Ăn sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa, cung cấp lợi khuẩn

Trong sữa chua các các loại vi khuẩn sống có lợi rất tốt cho quá trình tiêu hóa và đặc biệt loại enzyme gọi là lactase có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa vô cùng tốt. Theo các nghiên cứu, việc ăn sữa chua thường xuyên rất tốt cho đường tiêu hóa, đặc biệt ít bị viêm loét, mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Sữa chua có tác dụng cho hệ tiêu hóa là vì hoạt chất trong sữa chua có thể ngăn ngừa các vi khuẩn H.pylori – đây là loại vi khuẩn có thể gây nên các bệnh viêm, loét dạ dày, bệnh về đường ruột. Chính vì vậy, mà sữa chua được xem là thần dược dành cho hệ tiêu hóa.

Ăn sữa chua giúp xương chắc khỏe

Hàm lượng canxi trong sữa chua khá dồi dào, chính vì vậy mà việc ăn sữa chua thường xuyên sẽ giúp xương bạn chắc khỏe, dẽo dai và có thể ngăn ngừa bệnh loãng xương. Điều này rất tốt, chính vì vậy mà những phụ nữ tới giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh nên cung cấp nhiều canxi bằng cách bổ sung sữa chua thường xuyên trong thực đơn của mình, để có thể giúp xương chắc khỏe hơn.

Ăn sữa chua làm giảm lượng cholesterol

Sữa chua có tác dụng trong việc cân bằng lượng cholesterol trong máu, cải thiện sự cân bằng giữa cholesterol HDL tốt và cholesterol LDL xấu. Sự cân bằng này sẽ giúp mọi người ngăn ngừa được các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, béo phì,…Một số vi khuẩn có lợi trong sữa chua còn có khả năng phẩn hủy axit mật – đây là một chất dịch trong tiêu hóa chứa cholesterol. Nếu các axit mật được phân hủy, cholesterol sẽ không thể được cơ thể tái hấp thụ, và bị tống ra khỏi hệ tiêu hóa.

Ăn sữa chua giúp tăng cường hệ miễn dịch

Sữa lên men thành sữa chua do vi khuẩn lactic và hiên tượng này gọi là lên men lactic. Sữa chua có vị sánh, sệt do vi khuẩn lactic đã biến dịch trong sữa thành dịch chứa nhiều axit lactic. Và đặc biệt, trong sữa chua còn chứa rất nhiều các khoáng chất như canxi, vitamin C, vitamin D, vitamin E, kẽm, axit lactic và probiotic. Đặc biệt, vi khuẩn lactic trong sữa chua có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp cơ thể chống lại tác tấn công, cũng như vi khuẩn có hại từ bên ngoài.

Ăn sữa chua giúp phục hồi cơ thể

Sau khi tập thể dục xong thì sữa chua là một trong những loại thực phẩm lý tưởng mà bạn nên bổ sung. Sữa chua giúp cung cấp một lượng lớn axit amin cũng như tăng mức năng lượng, từ đó cơ thể được phục hồi nhanh chóng. Do đó, sau những bài tập luyện vất vả thì thói quen tiêu thụ sữa chua sẽ giúp cơ thể hạn chế căng thẳng và giảm mệt mỏi tức thì.

Trị tiêu chảy, táo bón

Sữa chua còn giúp giảm nguy cơ và thời gian bị tiêu chảy liên quan đến thuốc kháng sinh. Trong một nghiên cứu của Mỹ trên 200 bệnh nhân được uống hoặc tiêm kháng sinh vào tĩnh mạnh, những người ăn 225 g sữa chua hằng ngày có số lần bị tiêu chảy chỉ bằng một nửa so với những người không ăn. Bằng chứng cho thấy những vi khuẩn thân thiện trong sữa chua có thể làm giảm triệu chứng của bệnh tiêu chảy, chứng đầy hơi, táo bón và tình trạng viêm trong Hội chứng khó chịu dạ dày (IBS). Chính những vi khuẩn này đã tăng cường sức miễn dịch của đường ruột.

Ngăn ngừa nhiễm trùng vùng kín

Sữa chua đặc biệt tốt cho con gái vì nó giúp ngăn ngừa sự tăng trưởng của nấm men ở vùng kín. Chính các lợi khuẩn lactobacillus acidophilus được tìm thấy trong sữa chua có thể giúp kiểm soát sự phát triển của các dấu hiệu nhiễm trùng và tiêu diệt các loại nấm đang sinh sôi. Vì thế, con gái nên nhớ tăng cường ăn sữa chua thường xuyên sẽ rất có ích để bảo vệ sức khỏe vùng kín tốt hơn.

Ăn sữa chua giúp giảm cân hiệu quả

Lượng cortisol trong cơ thể tăng cao sẽ khiến mỡ tích tụ nhiều, nhất là vùng quanh eo nên không chỉ khiến bạn tăng cân nhanh chóng mà còn có vòng eo “bánh mì” kém đẹp mắt. Trong khi đó nếu bạn nạp sữa chua thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm căng thẳng, từ đó hàm lượng cortisol giảm sản sinh nên cũng góp phần giúp quá trình giảm cân của bạn dễ dàng hơn.

Những điều cần biết khi ăn sữa chua

Mặc dù sữa chua chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc ăn sữa chua không đúng cách, hoặc ăn quá nhiều còn có thể gây hại cho sức khỏe mình. Dưới đây là một số điều cần chú ý khi ăn sữa chua mà mọi người cần nắm bắt:

Không ăn sữa chua khi đói: Khi bụng đói, tuyệt đối không nên ăn sữa chua. Bởi vì khi này độ axit trong dạ dày lớn (pH=2), ăn sữa chua vào lactic axit sẽ giết chết hết axit trong dạ dày, tác dụng bảo vệ sức khỏe giảm rõ rệt. Tốt nhất là nên ăn vào 1-2 tiếng sau bữa cơm. Bởi vì lúc đó dịch vị được làm loãng, độ axit kiềm trong dạ dày thích hợp nhất cho việc sinh trưởng của lactic axit.

>>>>>> Rễ Cây Mật Gấu Có Tác Dụng Như Thế Nào

Không được kết hợp tùy ý:

+ Sữa chua rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên tuyệt đối không được ăn kèm với thịt hun khói, lạp xưởng, thịt mỡ, xúc xích

Bởi qua chế biến, các loại thịt sẽ có chất nitrat (nitro) khi kết hợp cùng sữa chua sẽ tạo thành chất nitrosamine là chất gây ung thư.Nếu bạn kết hợp sữa chua với xúc xích, thịt hun khói, các sản phẩm đông lạnh chế biến từ thịt, thuốc kháng sinh… có thể gây táo bón, các bệnh về dạ dày.

+ Không được kết hợp sữa chua với cháo

Sự kết hợp giữa cháo và sữa chua không tăng thêm chất dinh dưỡng như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi trong sữa có chứa vitamin A, còn cháo chủ yếu là tinh bột, trong đó chất xúc tác lipoxygenase sẽ phá hỏng vitamin A, làm giảm chất dinh dưỡng có trong đó.

+ Không ăn sữa chua với chocolate

Trong sữa chua giàu protein và canxi, trong khi chocolate lại chứa axít oxalic. Vì vậy, khi kết hợp chúng sẽ dẫn đến sự hình thành canxi oxalat không hòa tan, khiến việc hấp thu canxi khó khăn. Đôi khi, nó còn có thể gây ra một số tình trạng như tóc khô, đau bụng…

+ Một số loại trái cây không nên ăn kèm với sữa như cam quýt, chanh, bưởi, dứa

Nguyên nhân là vì đây là các loại quả có tính acid khi ăn cùng sữa có chứa nhiều protein sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa và hấp thụ sữa của cơ thể.

Trả lời

Back to top button