Tác Dụng Của Cây - Lá - Hoa

Ăn Nhiều Lá Lốt Có Tốt Không – Có Mất Sữa Không?

Lá Lốt, chắc chắn khi nhắc đến lá lốt thì hầu hết các bạn sẽ nghĩ ngay đến món bò nướng lá lốt có phải không? Nếu không cũng là chủ quan về suy nghĩ của https://caylahoa.com/. Nhưng chắc chắn không ít thì nhiều thì người có đồng quan điểm chắc chắn không ít.

Và lá lốt được xem như là một loại gia vị, gọi là phụ gia để tăng độ ngon, tính độc đáo cho các món ăn, trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam từ hàng đời nay. Hầu như việc ăn thì ăn thế chứ chắc chắn các bạn chưa biết đến công dụng tốt, tuyệt vời của lá lốt có phải không? Không nhiều người biết về công dụng của lá lốt đâu? Lá lốt dùng để làm gì? Và bà mẹ sau sinh có nên ăn lá lốt vì sợ mất sữa không? ….. Rất, rất nhiều các câu hỏi, các thắc mắc bạn nên hỏi và thắc mắc để có câu trả lời được chuẩn nhất về một loại gia vị, một loại cây, lá hoa nào đó mà mình không biết nhé.

Rau Diếp Cá Có Tác Dụng Gì

Mướp Đắng Trị Nám Có Tốt Không

Lá Hẹ Có Tác Dụng Gì

Và với bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn về những công dụng, tác dụng của lá lốt, không những thế tại chuyên mục Tác Dụng Của Cây – Lá – Hoa bạn sẽ được xem, được biết và được thấy nhiều, nhiều các công dụng và tác dụng khác của nhiều loại trái cây, lá, và hoa mà bạn từng biết nhưng chưa từng nghĩ.

Phụ nữ sau sinh ăn lá lốt có mất sữa không?

Lá lốt là thực phẩm, nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon như: chả lá lốt, bò cuốn lá lốt, ốc nấu chuối đậu và lá lốt, mực hấp lá lốt…Tuy nhiên không phải ai cũng biết lá lốt chính là nguyên nhân đầu tiên gây mất sữa ở những phụ nữ đang cho con bú. Mặc dù hiện nay chưa có kết quả nghiên cứu nào cho rằng lá lốt là nguyên nhân gây mất sữa. Nhưng đã có rất nhiều chị em sau sinh đã ăn lá lốt và mắc phải chứng mất sữa đã đúc rút lại từ kinh nghiệm của bản thân.

Chính vì vậy tốt hơn hết những phụ nữ sau sinh nên tránh hoặc hạn chế ăn lá lốt, để đảm bảo được lượng sữa cho bé. Cũng như hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của bé từ sữa mẹ. Tuy vậy, không nên quá tuyệt đối cấm ăn lá lốt cũng như các loại rau khác.

Những lưu ý về chế độ ăn uống của phụ nữ sau sinh

Đối với phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú, vấn đề ăn uống là vấn đề hết sức quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp không những đến cơ thể của mẹ mà còn tác động trực tiếp đến nguồn dinh dưỡng quý báu từ sữa mẹ cho bé. Ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, khiến cho bé mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa như: bị tiêu chảy hay táo bón…

Chính vì vậy các mẹ đang cho con bú phải hết sức lưu ý đối với những thực phẩm cấm kỵ sau sinh. Ngoài lá lốt chính là nguyên nhân gây mất sữa hàng đầu mà chị em phụ nữ đang cho con bú phải tránh,thì bên cạnh đó còn có một số thực phẩm khác cũng gây tác động không nhỏ, nếu ăn ít thì có thể giảm lượng sữa ăn nhiều dẫn đến mất sữa nên tránh như: rau mùi tây, măng, lá bạc hà…

Bên cạnh đó trong thời gian cho con bú, chị em phụ nữ phải tuyệt đối ăn chín, uống sôi và tuyệt đối không ăn những món gỏi, món tươi sống, tiết canh… Không những giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ mà còn bảo vệ được cho bé.

Hay đối với những món lên men tự nhiên như: cà muối, dưa muối cũng không nên ăn bởi chúng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở mẹ, tạo điều kiện cho những vi khuẩn có hại tấn công.

Ngoài ra những chất kích thích như cà phê, thuốc lá hay đồ uống có cồn như bia, rượu… cũng là tác nhân gây ức chế việc sản sinh ra sữa lại không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé, chính vì vậy những bà mẹ đang cho con bú cần tránh không được sử dụng.

Giới thiệu về cây lá lốt

Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot là cây thân thảo thuộc họ Hồ Tiêu. Cây lá lốt sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường ẩm ướt hay dọc các bờ nước. Được trồng rải rác ở nhiều vùng miền trong cả nước để lấy lá làm gia vị và còn là cây thuốc cho một số bài thuốc trong Đông y.

 

Đặc điểm nhận dạng của cây lá lốt

Cây lá lốt cao khoảng từ 30-40cm, là loại cây thân Thảo, khi nhỏ mọc thẳng khi cây phát triển, trưởng thành thì trườn trên mặt đất. Cây có lá đơn hình tim, lá có màu xanh một mặt láng bóng, mọc so le nhau. Có 5 gân chính phân ra từ cuống lá, cuống lá có bẹ lá, lá có mùi thơm đặc trưng riêng. Hoa mọc thành cụm đơn độc dưới kẽ lá. Thường ra hoa và có quả từ tháng 8 đến tháng 10.

Thành phần hóa học trong lá lốt

Sở dĩ cây lá lốt có mùi thơm đặc trưng bởi trong lá và thân cây có chứa các ancaloit và tinh dầu với thành phần chủ yếu là beta-caryophylen. Rễ cây có chứa tinh dầu với thành phần chính là benzylaxetat.

Công dụng của lá lố là gì?

Lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có mùi thơm đặc sắc. Lá lốt được sử dụng như một gia vị trong các bữa ăn. Lá lốt còn có tính ẩm, chống hàn nên còn được sử dụng như một vị thuốc trong điều trị một số bệnh như: lạnh bụng, tay chân lạnh, chống phong hàn, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu…

Theo dân gian người ta sử dụng cả thân và lá cây lá lốt để sắc nước uống. Bài thuốc này giúp điều trị cảm lạnh với các triệu trứng như đầy bụng, nôn mửa, chân tay tê lạnh. Ngoài ra khi sắc cành, lá của cây đậm đặc hơn còn có thể dùng để chữa đau răng.

Cây lá lốt còn mang lại hiệu quả cao trong điều trị một số bệnh thông thường bằng phương pháp Đông y: chữa bệnh ra mồ hôi tay chân, bệnh đau xương khớp, trị mụn nhọn vỡ mủ không liền…

Related Articles

Trả lời

Back to top button