Đủng Đỉnh Ngâm Rượu Có Tác Dụng Gì
Đố bạn cây đủng đỉnh là gì? Chắc chắn không nhiều người biết về cây đủng đỉnh đâu nhỉ vì https://caylahoa.com/ được biết đủng đỉnh là loại cây không có quá nhiều, quá phổ biến như các loại cây khác, chính vì thế mà việc ít người biết cũn là hiển nhiên.
Tuy vậy thì đến với Tác Dụng Của Cây – Lá – Hoa bạn sẽ được tìm hiểu thêm về nhiều các kiến thức khác nhau xoay quanh về công dụng, tác dụng của cây đủng đỉnh. Cây đủng đỉnh có dùng riêng được không? Đủng đỉnh dùng ngâm rượu có tác dụng gì đối với sức khỏe, có tác dụng trị bệnh gì không?
+ Bên Trong Chuối Sứ và Chuối Tây Có Chứa Những Gì
Chắc chắn bạn đọc xong bài viết dưới đây sẽ có một cái nhìn khái quát và biết về đủng đỉnh là gì?
Tác dụng chữa bệnh của trái cây đủng đỉnh ngâm rượu
Trái đủng đỉnh khi còn non thì có màu xanh, khi già thì tròn hơn và có màu cam, dần chuyển sang tím đậm, đỏ tươi khi chín, màu không ổn định mà biến đổi theo thời kỳ phát triển của cây.
Trái cây đủng đỉnh được đem ngâm rượu để làm thuốc điều trị được một số bệnh như:
– Các vấn đề về tiêu hóa
Hệ tiêu hóa không khỏe, có bệnh hoặc vấn đề như đau bụng đầy hơi, chướng bụng, đau dạ dày, khó tiêu, tiêu chảy, hay đau vặt,… thì người ta dùng rượu trái đủng đỉnh uống vào để cải thiện tình trạng.
– Hỗ trợ điều trị bệnh cơ, xương, khớp
Những người bị đau nhức tay chân, đau lưng, mỏi gối,… có thể uống rượu này hoặc dùng rượu thoa trực tiếp lên chỗ đau để giảm tình trạng sưng tấy, đau đớn và viêm trong xương khớp.
– Tác động tốt cho não bộ
Rượu đủng đỉnh có thể được dùng thay thế hoặc bổ sung cùng các loại thuốc có tác dụng bổ não, giúp lưu thông máu huyết một cách hiệu quả mà không cần phải tốn quá nhiều tiền cho mục đích này.
Khi dùng rượu đủng đỉnh cần lưu ý một số điều sau
Các đối tượng là trẻ em, người già trên 60 tuổi và những người có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe thì cần thận trọng khi sử dụng trái đủng đỉnh ngâm rượu để trị bệnh. Bởi vì đôi khi cơ thể có phản ứng không tốt để kháng lại tác dụng của rượu, hơn nữa người có sức đề kháng và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện (như trẻ em) lại càng đáng quan tâm.
Không nên dùng những quả đủng đỉnh bị hư hỏng, có dấu hiệu mốc, thối để ngâm rượu trị bệnh, chúng sẽ làm giảm đi tác dụng chữa bệnh của bài thuốc và gia tăng nguy cơ tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Rượu sau khi ngâm cần được bảo quản cẩn thận, đậy kín nắp để hạn chế hơi gió cũng như sự xâm nhập của các loại côn trùng, bụi bặm làm cho mất vệ sinh và nguy hiểm cho người dùng.
Nếu thoa rượu lên da (các trường hợp chữa đau xương khớp) thì nên tránh vết thương hở và các loại mụn, loét, viêm, mưng mủ, chảy máu,…
Quả đủng đỉnh có thể gây ngứa hoặc nặng thì gây phỏng nếu trực tiếp sử dụng, nên khi dùng phải hết sức chú ý điều này để tránh tác dụng không mong muốn và những hậu quả đáng tiếc.
Để có được hiệu quả như mong muốn khi dùng rượu ngâm từ trái đủng đỉnh để trị bệnh, hãy hỏi ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ để có lời khuyên chính xác và giảm thiểu rủi ro.
Cây Đủng Đỉnh Là Gì?
Cây đủng đỉnh, còn gọi là đùng đình, hay cây Móc, tên khoa học là Caryota mitis, là loài thực vật có hoa thuộc họ Cau ( Arecaceae ). Cây có nguồn gốc xuất xứ ở Đông Nam Á, phân bố ở miền Nam Việt Nam.
Cây đùng đỉnh : Thân hình trụ, mọc thành bụi, do đâm chồi từ gốc. Thân do nhiều bẹ lá tạo thành. Lá kép lông chim hai lần, dài 1 – 2 m, gồm nhiều lá chét mọc so le. Phiến lá hình tam giác lệch, gốc nhọn, bìa trên có răng cưa nhỏ, dài 15 – 20 cm, gân lá xếp như nan quạt, phiến lá dai.
Cụm hoa gồm 5 – 6 bông mo, mỗi bông mo dài 30 – 40 cm, mang hoa dày đặc. Hoa đơn tính cùng gốc, mỗi hoa cái có kèm 2 hoa đực. Mỗi chùm hoa gọi là buồng. Khi mang trái gọi là buồng trái (kiểu như gọi buồng cau).
Buồng hoa mọc từ thân ra, trên trước, dưới sau, do đó quả của buồng trên trưởng thành trước quả buồng dưới. Quả hình cầu, đường kính 1 – 1,5 cm, vỏ nhẵn màu đen, mỗi quả có 1 hạt.
Thời Điểm Trong Ngày Ăn Bơ Tốt Nhất Là Khi Nào
Cây ưa ánh sáng, giai đoạn còn nhỏ cần được che bóng, đất thoát nước tốt, trồng rễ cao hơn miệng hố.
Cây được nhân giống từ hạt hoặc tách các bụi nhỏ.
Cây sinh trưởng chậm, nhu cầu nước ở mức trung bình.
Cùng chi Caryota với cây đùng đình bụi vừa nêu, ở Việt Nam còn có một số loài đùng đình khác nữa. Trong số đó, có một loài chỉ mọc đơn độc từng cây một, không thành bụi, thường được gặp ở vùng rừng núi của nhiều tỉnh từ vùng Tây Bắc cho đến khu vực miền Trung Việt Nam, được gọi là đùng đình núi, có nơi gọi là móc, với tên khoa học là Caryota urens.
Đây là một loài thân cột to lớn, có thể cao đến 10-15 m, đường kính thân 40-50 cm. Lá kép lông chim, có lá chét xẻ thùy hình tam giác, mép ngoài dài hơn mép trong, có răng cưa không đều phía trước. Cụm hoa ở nách lá, thành bông mo phân nhánh, dài 30-40 cm. Quả hình cầu lõm, đường kính 12-15 mm, màu đỏ nâu khi chín, có vỏ ngoài hơi dày, vỏ quả trong có nạt ngọt. Buồng quả thõng, dài tới 2-3 m, trông từ xa tựa như mái tóc xõa dài của một cô gái miền sơn cước, và khi quả rụng hết để lại xương buồng màu trắng xám, trông tựa như chòm râu của một tiên lão rất đẹp.
Do hiện hữu rộng khắp nên đùng đình cũng tạo nên một mối quan hệ khá đặc sắc với cuộc sống đời thường của cộng đồng dân cư người Việt nhiều nơi. Nó đã góp phần vào các hoạt động đời thường, dần dần hình thành nét văn hóa dân gian cho một số nơi.
Lá đùng đình thường được dùng để trang trí trong các dịp lễ hội ở nhiều vùng nông thôn. Dựng một cổng chào, người ta dùng thân tre làm sườn và dùng lá đùng đình để kết lợp trang trí. Lá đùng đình cũng được sử dụng làm chổi quét nhà, sân vườn. Nhiều nông dân treo những bó lá đùng đình trong chuồng gia súc với quan niệm trừ khử những rủi ro có thể đến bất chợt cho gia súc của họ. Cũng có người treo lá đùng đình trước hiên nhà và tin rằng sẽ trừ được sự đột nhập của ma quỷ. Chồi ngọn có thể dùng làm rau ăn.
Uống Nước Ép Bưởi Vào Buổi Sáng Có Tốt Không
Biết được quả đùng đình gây ngứa, nhiều trẻ con đi nhặt về ném cho gà ăn gây ngứa cổ gáy khan, cho dù đó là gà mái, xem đây là một trò chơi thú vị.
Đối với dân gian vùng đồng bằng, cây đùng đình chỉ là dạng cây bụi mọc hoang, là khách không mời mà đến. Khi nó mọc ở góc vườn, ở khu đất hoang, ở bờ bụi, dễ có cơ hội tồn tại và phát triển, sau một thời gian sinh chồi nảy con, tạo thành bụi lớn với nhiều thân cột thon mảnh, có thể cao tới 3-4 m.
Đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nơi sử dụng cây đùng đình núi như một nguồn nguyên liệu làm rượu truyền thống, tương đương với cây đoác (Arenga saccharifera).
Ở Thừa Thiên Huế, có lẽ xã A Ngo, huyện A Lưới là điểm đặc trưng có tập quán chế biến rượu trích từ dịch đường của buồng hoa chưa nở của cây đùng đình núi qua lên men với một ít vỏ cây chuồng (một loài cây gỗ trong họ Bứa). Họ cũng gọi là rượu tà-vạc, như rượu tà-vạc làm từ dịch đường của cây đoác (ở nhiều nơi) hoặc từ cây mây voi (ở xã A-Roàng).
Vào những dịp lễ hội truyền thống, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm, nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở A Ngo xem rượu Tà-vạc làm từ đùng đình núi là một loại rượu truyền thống có giá trị. Vào dịp áp Tết, nhiều gia đình cũng bán ra hàng chục lít rượu loại này.
Do có dáng dấp đẹp nên cây đủng đỉnh còn được dùng làm cây cảnh. Ở miền núi, nhiều gia đình có khuôn viên sân vườn rộng, họ thường chọn trồng một vài cây đùng đình núi để vừa làm đẹp cảnh quan vừa làm nguyên liệu chế biến rượu dùng trong nhà.
Cách làm rượu đủng đỉnh trị bệnh
Đầu tiên, hãy chuẩn bị nguyên liệu như sau:
(Lưu ý: các số liệu có thể linh hoạt theo mục đích sử dụng của bạn hoặc lượng rượu mà bạn cần)
Khoảng 5kg quả đủng đỉnh. Nên chọn cả trái xanh và trái chín để có hiệu quả tốt nhất nhờ các hợp chất khác nhau. Nửa kg đường phèn hoặc đường cát trắng tùy ý thích. Lượng đường cũng có thể theo khẩu vị, không nhất thiết phải theo công thức. 2 lít rượu nếp ngâm có nồng độ trên 40 độ, hoặc rượu gạo nhưng tốt nhất nên đạt chất lượng và nồng độ yêu cầu. Một chiếc bình có dung tích phù hợp với lượng rượu như bạn dự kiến, không nên chọn bình quá to hoặc quá nhỏ.
Tiếp theo, chúng ta tiến hành ngâm rượu theo các bước:
– Rửa sạch số quả đủng đỉnh đã chọn một cách nhẹ nhàng để quả không bị dập, vỡ và chảy nước, sau đó để ráo nước.
– Bỏ lượng quả đủng đỉnh đã sạch vào thau, cho đường phèn hoặc đường cát trắng vào bóp chung, không cần quá nát.
– Sau khi bóp, cho hỗn hợp vào bình, đậy kín nắp, để khoảng 4 – 5 ngày để quả lên men. Nên chú ý nắp vệ sinh sạch sẽ.
– Sau khi lên men, cho rượu vào ngâm khoảng 1 tháng là có thể đem ra sử dụng. Bạn nên để bình rượu ở nơi thoáng mát, tránh côn trùng và độ ẩm quá cao, nhiệt độ khoảng 25 độ C là tốt.