Tác Dụng Của Cây - Lá - Hoa

Cây Nhân Trần Có Mấy Loại và Có Tác Dụng Gì?

Ở Việt Nam chúng ta có vô vàng cây thuốc nam quý hiếm và có giá trị cao trong y học. Nhưng việc bảo tồn và phát triển không được chú trọng chính vì thế việc lạm dụng và sử dụng thuốc tây y ngày một nhiều.

Cùi Dừa Non Ăn Có Béo Không

Ăn Rau Lang Có Tác Dụng Gì Với Sức Khỏe

Rễ Cây Mật Gấu Có Tác Dụng Như Thế Nào

Nhân Trần cũng là một trong những cây thuốc nam quý hiếm ấy của chúng ta vì nó cũng giống như cây mật gấu hoặc một số cây khác thì việc phơi khô dùng để nấu nước, hãm trà uống hằng ngày để nâng cao và tăng cường sức khỏe. Với https://caylahoa.com/ chia sẻ thông tin cho tất cả mọi người nhiều hơn thế nữa tại chuyên mục Tác Dụng Của Cây – Lá – Hoa.

Và cây nhân trần có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe và chúng có bao nhiêu loại? Với những thắc mắc này hãy cùng ngay đến với bài viết sau đây để tham khảo thêm nhé.

Cây nhân trần có tác dụng gì?

Không chỉ là một cây thuốc mà cây nhân trần cũng dùng làm nước uông. Thì việc uống nước nhân trần mỗi ngày sẽ có tác dụng lớn trong việc đẩy các độc tố bên trong cơ thể ra ngoài, Trong những ngày hè nóng nực thì việc dùng một bác nước nhân trần có thể đạp tan đi cơn khát của bạn trong chốc lát mà bạn không cần dùng đến trà thảo mộc Dr.Thanh đâu, ngoài ra cũng giúp đẩy nhiều độc tố gây nóng trong, nổi mụn hay mụn nhọt, giúp hạ hỏa tức thời và thanh nhiệt hoàn toàn cơ thể.

Nhiều người trong chúng ta đã mắc các chứng khó ngủ, đầu óc không thông, trằn trọc suốt đêm. Họ đã tìm đến các bác sĩ thăm khám hay những phương thuốc đông y và dùng các loại thảo mộc khác như tim sen, hoa tam thất thì nay cũng đã có một phương pháp hiệu quả mà ít tốn kém là việc uống nước nhân trần mỗi ngày để nâng cao chất lượng giấc ngủ và cải thiện sức khỏe bản thân.

không những thế cây nhân trần tươi cũng được sử dụng khá phổ biến trong việc sát thương và kháng khuẩn tuyệt vời, với vị đắng vốn có thì hi bị trầy xước nghiêm trọng dễ bị nhiễm trùng chỉ cần lấy một ít nhân trần tươi giã nhuyễn đắp lên vết thương sẽ kháng khuẩn rất tốt, và việc đó cũng có thêm một tác dụng nữa là giúp cho những người bị bệnh máu khó đông, một căn bệnh khá nguy hiểm có thể chết vì mất máu nhiều, bạn hãy lấy nhân trần tươi giã nát đắp lên, thì bạn sẽ thấy ngay công hiệu cầm máu rất tốt ở trước mắt bạn

Có thể dùng nhân trần nấu chung với râu bắp uống thì sẽ giúp những người gặp vấn đề khó khăn trong việc tiểu tiện có một phương thuốc hay để tăng cường những chức năng của trái thận giúp lợi tiểu để giải quyết vấn đề khó khăn này.

Nhân trần được biết đến là một vị thuốc quý và theo những nghiên cứu chính xác trong cây nhân trần có chứa những chất có tác dụng ngăn cản sự phát triển của các khối u, làm kiềm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư. Vì vậy cây nhân trần là một trong những vị thuốc giúp hổ trợ điều trị căn bệnh ung thư, nếu kết hợp với những loại thuốc và các cây cũng có tác dụng tương tự nhu cây mật nhân, cây xạ đen… thì % cơ hội sống sót cho những người bị ung thư là rất cao.

Nhân trần là cây gì?

Nhân trần hay còn gọi là cây hoắc hương núi, cây chè cat, cây chè nội, thuộc họ Mã Đề nhưng trong nhiều tài liệu thực vật vẫn còn một số tư liệu ghi là họ Huyền Sâm. Cây nhân trần được nhận dạng qua địa điểm là cây cao khoảng tầm 30cm đến 1m, cây đơn có phân cành, thân cây mọc thẳng có hoa màu tím, lá nhân trần có mùi thơm và vị hơi cay cay, đắng đắng.

Cây nhân trần mọc và sinh sống ở vùng sườn đồi núi, gần kề các khu rừng thưa và sinh tồn ở những nơi có độ ẩm cao và ở độ cao khoảng 300 – 2000m. Mọc nhiều ở Trung Quốc, Campuchia, Lào, Vệt Nam, Thái Lan, indo, Malaisia.hiện nay cây nhân trần cũng được nhân giống và trồng rộng rãi ở miền Bắc nước ta. Và được nhiều người sử dụng nấu nước uống thay cho uống nước chè vối hằng ngày.

Nhân trần có mấy loại?

Theo nhiều cuốn sách y học có viết lại thì cây nhân trần đã được chia làm hai loại đó là nhân trần Bắc và nhân trần Nam. Cây nhân trần Bắc thì phân bố nhiều ở các cao nguyên và đảo Hải Nam của Trung Quốc, cây nhân trần Nam hay còn gọi là hoắc hương núi phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang và một số tỉnh ở miền trung như Quảng Ngãi, Quảng Nam…

Cả hai laoị này chủ yếu mọc tự nhiên cũng có một số tỉnh đã gieo trồng cây nhân trần này để dễ dàng phục vụ trong y học. Tuy có hai tên gọi như vậy nhưng tác dụng của cả hai cây nhân trần Bắc và Nam đều như nhau, chỉ khác nơi phân bố và phát triển như thế nào thôi.

Related Articles

Trả lời

Back to top button